Nhu cầu sử dụng Internet hiện tại của doanh nghiệp là một nhu cầu bắt buộc phải có. Vì vậy, việc xây dựng và chuẩn bị cho doanh nghiệp một hạ tầng mạng ổn định là một nhu cầu vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ các kiến thức và những lựa chọn mạng phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khi đánh giá về một hệ thống mạng chất lượng, an toàn, có tính năng phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng doanh nghiệp, chúng ta cần khảo sát và lưu tâm những tiêu chí sau:

A. Nhà cung cấp dịch vụ Internet – ISP

Nhà cung cấp dịch vụ internet phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay là VNPT, Viettel, FPT và một số nhà cung cấp khác như CMC, Netnam, SPT… Nhìn chung, các nhà cung cấp mạng Việt Nam đều có chung đặc tính về chăm sóc khách hàng ở mức chậm, đặc biệt là các nhà cung cấp lớn. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung cấp mạng cần lưu ý những tiêu chí:

  • Lựa chọn ít nhất 2 nhà cung cấp khác nhau cho doanh nghiệp của bạn. Lý do là mạng internet của Việt Nam sẽ có chu kỳ đứt cáp 4-5 lần/năm, vì vậy, nhà mạng này sập thì còn có một nhà mạng khác sử dụng được, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Thứ 2, chúng ta có thể tăng băng thông cho toàn hệ thống với giá thành phải chăng (ví dụ gộp 2 gói của 2 nhà cung cấp mạng Viettel và VNPT, mỗi gói 60 Mbs chúng ta sẽ được một mạng internet nội bộ cho doanh nghiệp 120 Mbs và back up được, với chỉ phí rẻ hơn mua 1 gói 120 Mbs của nhà mạng).
  • Lựa chọn ít nhất 1 nhà cung cấp internet lớn (VNPT, Viettel, FPT), đặc biệt, nếu có thể nên thuê của VNPT đối với các doanh nghiệp cần có băng thông quốc tế vì VNPT quản lý phần core ra internet quốc tế của Việt Nam.

Sau khi đã quyết định xong nhà mạng, chúng ta sẽ lựa chọn gói cước. Khi lựa chọn, cần lưu ý cam kết băng thông quốc tế tối thiểu thay vì băng thông quốc tế tối đa.

Nhà mạng chia phân khúc gói cước như sau:

  • Gói cước cá nhân;
  • Gói cước doanh nghiệp;
  • Thuê đường truyền riêng: Đây là gói có chất lượng dịch vụ được cam kết cao nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất, dù đứt cáp vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng giá thì siêu cao.

Dưới đây là băng thông và giá của Internet Leased Line Viettel, họ cam kết băng thông đạt 100% tại mọi thời điểm. (Cước phí được tính theo tháng)

Tóm lại tiêu chí lựa chọn là:

  • Có cam kết băng thông quốc tế tối thiểu ~ 1-2Mbps.
  • Có static IP, có thể tận dụng để map domain cho internal service hoặc cấu hình firewall allow ip (tuỳ doanh nghiệp có IT support để cấu hình, còn nếu bạn không có nhu cầu thì không cần thiết)
  • Băng thông trong nước đạt tối thiểu 1,5Mbps/device (Nghĩa là nếu bạn có 30 thiết bị truy cập, thì bạn cần phải đặt mua gói cước tối thiểu là 45Mbs)
  • Chi phí không quá mắc, tối đa vài triệu/tháng.

Dưới đây là liệt kê một số gói cước tiêu biểu của các nhà mạng Viettel, FPT, VNPT và CMC để tham khảo (cần liên hệ với sale của từng đơn vị để có bản giá cập nhật nhất).

Với một doanh nghiệp có khoảng 40 nhân viên, có 40 thiết bị chính kết nối + 40 thiết bị cá nhân thì có thể lựa chọn nhà cung cấp FPT gói FiberBusiness và VNPT gói Fiber7:

  • Tổng băng thông trong nước đạt 130Mbps, băng thông đạt 1.625 Mbps/device.
  • Tổng băng thông quốc tế cam kết tối thiểu đạt 3Mbps, nếu đứt cáp thì vẫn còn có thể SSH vào server.
  • Có 2 static IP (cần gọi lên tổng đài yêu cầu thiết lập)
  • Chi phí là hơn 2 triệu VND/tháng.

B. Router – Thiết bị phát wifi

Router chính là một phần quan trọng của hệ thống, chịu trách nhiệm toàn bộ kết nối ra ngoài internet. Trong chuyên ngành người ta phân chia bộ phát Wifi thành 3 loại khác nhau là Access Point, Wireless Modem và Wireless Router.

  • Access Point là bộ phát Wifi chỉ có cổng cắm LAN, tức là với bộ phát này, người dùng không cấp phát địa chỉ IP mà chỉ cần cắm vào là có thể dễ dàng sử dụng ngay. Tuy nhiên nhược điểm của bộ phát này đó là có tính bảo mật kém. Vì vậy người dùng chỉ nên sử dụng trong một mạng an toàn có sẵn tường lửa, router. Nhiệm vụ chính của Wireless Access Point là nối kết tất cả máy trong nhà bạn kể cả không dây hay có dây vào hệ thống LAN của bạn.
  • Bộ phát Wifi Wireless Router có thêm cổng cắm và được ghi rõ chữ WAN. Ưu điểm của thiết bị này là có khả năng bảo mật tốt, có thể cấp phát IP động. Nó không chỉ có nhiệm vụ kết nối không dây mà còn có thể kết nối các máy không có card Wifi với Internet như máy tính để bàn thông thường.
  • Loại bộ phát Wifi thứ 3 là Wireless Modem. Bộ phát này sẽ có thêm lỗ nhỏ DSL – Line. Đây được xem là thiết bị tiện dụng nhất và được sử dụng nhiều nhất. Thiết bị này không chỉ có chức năng như Wireless Router mà nó còn đóng vai trò như một modem.

Khi lựa chọn một router cho doanh nghiệp, cần lưu ý tới các yếu tố:

1. Chuẩn wifi

Cũng giống như điện thoại thông minh, các nhà sản xuất router liên tục triển khai các tiêu chuẩn không dây mới, mạnh mẽ hơn (các giao thức IEEE) khi công nghệ trở nên tiên tiến hơn. Do đó chúng ta có các chuẩn như 802.11g, 802.11n và 802.11ac, đây không chỉ là các con số ngẫu nhiên mà còn mô tả về khả năng của router.

Tiêu chuẩn mới nhất là 802.11ac, Router sử dụng chuẩn không dây này có thể hỗ trợ tốc độ lên đến 1 GB, nhanh hơn nhiều so với giới hạn 600MBps trước đó. Giống như các chuẩn trước, ac tương thích ngược với các thiết bị sử dụng chuẩn cũ hơn. Phần lớn các router và thiết bị đều tương thích với 802.11ac.

Song song với chuẩn router, chúng ta có thể đối chiếu với các thiết bị sử dụng mạng (PC/Laptop/Smartphone) để xác định chuẩn wifi tối ưu hoạt động trong doanh nghiệp.

2. Tốc độ mạng wifi của thiết bị (cần phân biệt với tốc độ internet ở phần trên):

Các nhà sản xuất đưa ra thông số băng thông tối đa “lý thuyết”. Bạn sẽ thấy con số như từ 350Mb/giây đến 3500Mb/giây nhưng hiếm khi đạt được tốc độ đó trong môi trường thực tế, nơi tín hiệu có thể bị ảnh hưởng bởi tường, cửa, thiết bị và các rào cản khác, tách router của bạn với thiết bị khác của nó.

Đối với doanh nghiệp >20 nhân viên, thì tốc độ mạng wifi của router cần phải >100 Mb/giây thì có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Thêm 1 lưu ý, lưu lượng (throughput) hoàn toàn khác biệt với băng thông (bandwidth). Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này. Throughput thể hiện tốc độ của router, chẳng hạn những quảng cáo bạn thường thấp là 300Mbps hay 450Mbps. Trong khi đó, bandwidth là tốc độ mà nhà mạng cung cấp cho bạn, ví dụ như tải xuống 3Mbps và tải lên 768Kbps. Lưu ý rằng các Throughput mà nhà sản xuất công bố thường là băng thông về mặt lý thuyết trong những điều kiện không thể lý tưởng hơn, khi sử dụng thì bạn rất khó đạt đến tốc độ này vì vấn đề như trùng kênh hay các vật cản gây ra.

3. Băng tần wifi

Băng tần có thể hiểu đơn giản là tần số của sóng điện tử dùng để thu phát tín hiệu liên lạc giữa các thiết bị không dây. Có rất băng tần khác nhau, nhưng hiện nay băng tần sử dụng phổ biến nhất dành wifi là 2.4GHz và 5GHz. Vậy 2 cái đó khác nhau ra sao?

2.4GHz là băng tần được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài các thiết bị điện thoại và máy tính, băng tần này còn được sử dụng cho nhiều thiết bị khác như: lò vi sóng, thiết bị video,…
Và vì có quá nhiều thiết bị cùng sử dụng ở băng tần 2.4GHz nên hiện tượng nhiễu sóng và nghẽn mạng xuất hiện và ngày càng phổ biến đối với băng tần này. Đây cũng là lý do các thiết bị phát wifi hiện nay đã dần chuyển sang băng tần 5GHz, bởi tần số 5GHz có nhiều ưu điểm hơn.

Ưu điểm đầu tiên của các thiết bị wifi hoạt động ở tần số 5GHz là khả năng giảm nhiễu hiệu quả, do không cùng tần số với các thiết bị wifi băng tần 2.4 và các thiết bị dân dụng như: thiết bị Bluetooth, lò vi sóng, loa không dây,… Không những thế, tần số 5GHz có từ 8 đến 23 kênh có khả năng tránh được vấn đề chồng sóng, nên tránh được việc nhiễu sóng của các mạng gần nhau. Tuy nhiên, bạn cũng phải lưu ý các thiết bị sử dụng mạng (PC/Laptop/smartphone) có thể thu nhận wifi ở băng tầng 5GHz hay không để lựa chọn băng tầng cho phù hợp.

 

Was this article helpful?
YesNo

发表回复

您的电子邮箱地址不会被公开。 必填项已用*标注

Close Search Window
zh_CNChinese