Thời đại ngày nay việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp là một xu hướng tất yếu. Trên thị trường hiện cũng có khá nhiều dạng phần mềm khác nhau phục vụ cho từng mục đích cụ thể. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi xin phân tích và chia sẻ 2 loại hình phần mềm phổ biến, đó là phần mềm dịch vụ (SaaS – Software as a Service) và phần mềm vĩnh viễn (Perpetual software hay còn gọi là On-premise).
A. Thế nào là phần mềm dịch vụ SaaS và phần mềm vĩnh viễn On-premise?
1. Phần mềm vĩnh viễn (Perpetual Software) hay phần mềm on-premise
Là dạng phần mềm được hỗ trợ và cài đặt trên máy của người dùng và được sử dụng vĩnh viễn theo một gói nhất định. Thông thường, dạng phần mềm này sẽ dùng cho các doanh nghiệp lớn, có sự đầu tư về hạ tầng, server, máy tính, thiết bị phần cứng được đặt ngay tại công ty. Chỉ có nhân viên của công ty hoặc máy tính của công ty mới được phép truy cập vào phần mềm on-premise hoặc công ty có đầu tư hạ tầng mạng, mở VPN thì mới có khả năng truy cập từ xa. Các phần mềm dành cho các doanh nghiệp lớn có thể liệt kê như Oracle, SAP,…
2. Phần mềm dịch vụ (SaaS)
Là loại hình phần mềm sử dụng giải pháp đám mây để lưu trữ triển khai hệ thống phần mềm và chạy trên trình duyệt máy tính (ví dụ như trình duyệt Chrome, Firefox, Cốc cốc,…). Đặc điểm nhận dạng của hình thức này là khả năng truy cập từ xa, bạn có thể truy cập để thực hiện công việc của mình mà không giới hạn vị trí hay thời gian sử dụng. Các phần mềm SaaS mà chúng ta thường gặp là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) như Salesforce, HubSpot, phần mềm hỗ trợ Helpdesk như Zendesk, Freshdesk,… hoặc phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP) như Odoo ERP, Bitrix24,…
Gcalls là một trong những phần mềm SaaS tiên phong trong việc hỗ trợ xây dựng và tích hợp tổng đài với hệ thống quản lý của doanh nghiệp
B. Phân biệt Saas và On-premise
Đặc điểm | SaaS | On-premise |
Chi phí phần mềm | Trả chi phí theo dạng thuê bao hàng tháng | Đầu tư ngay từ đầu với chi phí chi trả lớn, thường lớn gấp 10 – 20 lần chi phí thuê bao SaaS |
Thanh toán | Hàng năm hoặc hàng tháng | Một lần duy nhất cho toàn bộ hệ thống sử dụng |
Chi phí bảo trì, bảo hành | Không có chi phí duy trì, nhà cung cấp SaaS chịu trách nhiệm | Thường sẽ có một hợp đồng bảo hành 1 năm và bảo trì ở năm tiếp theo (chi phí 25%-50% tuỳ vào đàm phán với nhà cung cấp). |
Chi phí hosting/Server | Bằng 0, việc duy nhất doanh nghiệp phải làm là truy cập trang web của nhà cung cấp trên trình duyệt và sử dụng | Hệ thống on-premise yêu cầu đầu tư hosting/server riêng và các phần mềm quản trị hệ thống kèm theo với ít nhất 1 nhân sự kỹ sư hệ thống để quản trị. Chi phí đầu tư và duy trì hệ thống thường sẽ lớn (lương nhân sự, đầu tư server/hosting tại công ty) |
Chi phí triển khai | Chi phí triển khai thấp, hoặc không có | Chi phí cài đặt, huấn luyện sử dụng phần mềm, triển khai. Thông thường sẽ chiếm 5%-10% tổng chi phí phần mềm. |
Lưu trữ dữ liệu | Dữ liệu lưu trữ ở đám mây của nhà cung cấp dịch vụ | Tất cả việc back-up yêu cầu sự đầu tư của doanh nghiệp và đội ngũ kèm theo. |
Chi phí quản lý | Thường bao gồm trong gói dịch vụ phần mềm | Đầu tư về đội ngũ, phần mềm, phần cứng. |
Bảo mật | Các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ khối lớn khách hàng và dĩ nhiên, sẽ có kinh nghiệm chuyên môn hơn so với chính bạn thực hiện vấn đề bảo mật hệ thống. | Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về bảo mật hệ thống, dữ liệu, quản lý truy cập, backup dữ liệu,… |
Nâng cấp phần mềm/hệ thống | Thường sẽ được nâng cấp theo gói đăng ký dịch vụ, và được đảm bảo tính liên tục của hệ thống trong quá trình nâng cấp | Doanh nghiệp phải trả thêm phí khi cần nâng cấp phần mềm. |
Tuỳ vào nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp, mà lựa chọn phần mềm phù hợp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có nhiều nguồn lực xây dựng phòng IT để phát triển và quản lý hệ thống, thì việc lựa chọn phần mềm SaaS là hoàn toàn hợp lý.
Last modified: Tháng Bảy 23, 2022